Giá thuê văn phòng hạng A tại TP.HCM tăng cao hơn năm ngoái
Dự và phát biểu tại lễ khai mạc, Phó chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Lê Khắc Nam, cho biết giải chạy S-Race 2023 là dịp để ngành GD-ĐT thành phố có cơ hội biểu dương lực lượng, thể hiện kết quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao học đường trong những năm qua.Lãnh án vì chửi bới, gây rối trước trụ sở tòa án
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".
Tottenham sa sút quá nhanh
Để chuẩn bị cho chuyến đi, mỗi chiếc VinFast VF e34 được sạc đầy pin tại khu nghỉ dưỡng VinPear với nhiều trụ sạc nhanh. Nhiều người sẽ dùng xe để du lịch từ Hà Nội đến Hạ Long dễ dàng với quãng đường chỉ 170 km mà vẫn còn dư khá nhiều dung lượng pin. Tuy nhiên, với hành trình 200 km từ TP.Hạ Long đến mũi Sa Vĩ, chiếc xe thử thách nhiều hơn một chút khi phải leo dốc.
Nụ hôn bạc tỷ là phim điện ảnh đầu tay của Thu Trang trong vai trò đạo diễn. Chuyện phim xoay quanh Kiều (Thu Trang đóng) và Vân (Đoàn Thiên Ân) - hai chị em được thừa hưởng lò bánh mì Minh Phụng từ người mẹ quá cố (Oanh Kiều). Trong khi Kiều có tính dễ tin người, thường bị bạn trai (Huy Khánh) lợi dụng tiền bạc; Vân độc lập, tự tin, ôm mộng đi Pháp du học. Biến cố xảy ra khi Kiều chịu món nợ hơn 1 tỉ đồng thay bạn trai, dẫn đến việc hai chị em có thể bị xã hội đen cướp mất căn nhà chứa nhiều kỷ niệm của họ. Vì thương Kiều, Vân chấp nhận kế sách của bà chị, quyết tâm "cua" đại gia để đổi đời. Định mệnh khiến họ chạm mặt đôi bạn nhà giàu Quang (Lê Xuân Tiền) và Tú Henry (Ma Ran Đô). Hai chàng trai trẻ đều đem lòng yêu Vân, sẵn sàng chi bạo để chiếm được trái tim người đẹp. Vân quyết định "mập mờ" với cả hai, và từ đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Khi vào vai Bảy Loan trong Công tử Bạc Liêu, đóng cặp với Song Luân, Đoàn Thiên Ân không có nhiều đất diễn. Do kịch bản bị cắt sửa nhiều, cô có ít thoại, thời lượng xuất hiện hạn chế. Nhiều khán giả cũng như người hâm mộ Đoàn Thiên Ân đã thấy tiếc nuối, dù phải công nhận nàng hậu có sự đầu tư chỉn chu trong phim đầu tay.Đến Nụ hôn bạc tỷ, đạo diễn Thu Trang nâng tầm khả năng diễn xuất của Đoàn Thiên Ân khi trao cho cô nhiều thời lượng xuất hiện, cùng loạt thoại dài và khó. Trút bỏ vẻ ngoài lộng lẫy thường thấy trên thảm đỏ, nàng hậu trở thành cô bán bánh mì tần tảo, có phần cọc cằn, thẳng tính. So với chuỗi thoại của Thu Trang chủ yếu thể hiện sự bị động, Đoàn Thiên Ân được thử thách bởi những câu thoại dài, cùng loạt biểu cảm đa dạng, thách thức khả năng sáng tạo trong diễn xuất của cô.Về phần tương tác với các bạn diễn, Đoàn Thiên Ân thể hiện khá duyên. Với Thu Trang, cô có những phân đoạn nhấn nhá hợp lý, thể hiện được cảm xúc vừa giận vừa thương với bà chị "quá báo". Ngược lại, Thu Trang có sự tiết chế, chuyên nghiệp, do Kiều không phải là vai quá tầm với nữ đạo diễn. Cùng nhau, họ gửi trao nhiều miếng hài, cũng như khoảnh khắc cảm động cho Nụ hôn bạc tỷ. Điểm đáng khen là mâu thuẫn xuất hiện giữa hai chị em Kiều - Vân rải rác suốt phim, không tỏ ra ồn ào, hay lấy kịch tính để câu dẫn khán giả. Trong một cảnh cao trào khi người em không còn chịu nổi sự lụy tình dẫn đến tán gia bại sản của cô chị, Thu Trang - Đoàn Thiên Ân phối hợp ăn ý, mang đến cảm xúc tiếc nuối đủ để lay động khán giả. Cũng vì tập trung vào thông điệp tình chị em, "phản ứng tình cảm" của Vân dành cho Quang - Tú chỉ ở mức vừa vặn, dễ thương. Lúc này, kịch bản chỉ mới thể hiện được bề nổi, không đủ thời lượng xoáy sâu vào hành trình Vân từ lợi dụng, dần thấu hiểu và đem lòng nể phục hai vị công tử nhà giàu. Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô gây ấn tượng nhờ ngoại hình tươi trẻ, hấp dẫn, song chưa có cơ hội thoát khỏi vùng an toàn. Tiến Luật, Võ Tấn Phát vào vai gây cười, không có nhiều sức nặng. Nụ hôn bạc tỷ chủ yếu đề cao giá trị gia đình và tình thân, vốn là thế mạnh của đạo diễn Thu Trang. Chia sẻ với truyền thông, Thu Trang nói phim của cô có sự khác biệt so với hai tác phẩm ra rạp cùng thời điểm là Bộ tứ báo thủ (đạo diễn Trấn Thành) và Yêu nhầm bạn thân (đạo diễn Diệp Thế Vinh) khi đánh mạnh vào tình chị em thay vì tình yêu đôi lứa. Khán giả, đặc biệt là những ai có câu chuyện giống với Kiều - Vân, có thể tìm được sự đồng cảm. Việc gia đình luôn có những thành viên trái tính trái nết, thường bất hòa, nhưng khi cần luôn sẵn sàng chở che nhau là hình ảnh dễ thấy trong nhiều gia đình Việt. Trải qua bao biến cố, nhân vật chính ban đầu tìm mọi cách để giữ lấy ngôi nhà chứa nhiều kỷ niệm tuổi thơ, nhưng rồi nhận ra "nhà là nơi trái tim thuộc về", từ đó có những quyết định táo bạo, nhân văn hơn. Phim cũng gửi gắm thông điệp "không có gì là miễn phí". Việc phụ nữ đẹp tìm cách quyến rũ đại gia không thiếu ngoài đời thực. Tuy nhiên khi lên phim, Thu Trang không cố tô hồng câu chuyện này, mà cài cắm những giá trị nhân - quả mà các nhân vật sẽ phải gánh chịu ở hồi kết. Có phần kịch bản được xây dựng chỉn chu, dễ xem, song Nụ hôn bạc tỷ còn đọng lại một số hạn chế. Thời lượng phim điện ảnh có hạn, nhà làm phim lại ôm đồm nhiều giá trị, khiến diễn biến tâm lý giữa các nhân vật bị đẩy nhanh. Việc Vân nhận ra Quang không chỉ là cậu ấm, Tú không chỉ là tay chơi, bị thể hiện sơ sài, chủ yếu qua thoại và một số tiểu tiết.Các nhân vật trong phim cũng không đối diện với thử thách thực sự khắc nghiệt, khi Vân ngã chiều nào cũng sẽ có trai giàu vung tiền đỡ. Hay nhân vật phản diện Phi Cháo Lòng (Hoàng Phi) chưa tạo được áp lực, khi lối diễn vẫn rất sân khấu, chủ yếu gây cười là chính. Ra rạp dịp tết 2025, Thu Trang vào thế khó khi cạnh tranh với hai phim đều do Trấn Thành đầu tư. Với kịch bản nhẹ nhàng, chỉn chu, chắc chắn tác phẩm vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Tuy nhiên, cũng vì chủ đề an toàn, việc phim thành hay bại tại đường đua phòng vé đầu năm vẫn là ẩn số.
Tài xế lái xe Kia Morning chạy ngược chiều, quyết không quay đầu khi bị nhắc nhở
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.